- Chàm là gì?
Chàm là một bệnh thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra, đa phần là do dị ứng.
- Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Chàm
Thương tổn là những mảng hồng ban với giới hạn rõ hoặc không rõ, xuất hiện trên da hoặc môi, qui đầu:
- Bạn sẽ thấy ngứa, nổi hồng ban nơi phù nề, có nhiều hạt nhỏ li ti, sờ nhám và lớn dần lên thành mụn nước, bóng nước chứa dịch trong.
- Mụn có thể khô tự nhiên hoặc vỡ ra rỉ dịch vàng, đóng mài, đôi khi mụn nước nổi lại.
- Da dần lành lại láng nhẵn, sau đó thường nứt và tróc vảy, không ngứa.
- Nếu bệnh tiến triển lâu năm, da bạn sẽ dày lên do gãi ngứa, trở thành màu xám đen, có những rãnh đan chéo nhau, thường ở các nếp gấp như cổ chân, nếp cổ.
Chàm có thể diễn tiến cấp vài ngày, vài tuần, hoặc bán cấp, mạn kéo dài vài năm.
- Nguyên nhân gây ra Chàm
Rất phức tạp, Chàm thường xảy ra trên một cơ địa đặc biệt. Bệnh Chàm xảy ra phải có hai điều kiện:Cơ địa dị ứng và Chất gây dị ứng.
- Cơ địa dị ứng
- Cơ địa dị ứng như Suyễn, Viêm mũi dị ứng, Mày đay…
- Chức năng gan ruột kém.
- Rối loại tiêu hóa như táo bón, viêm đại tràng mạn tính.
- Suy thận.
- Nội tiết: Nhiều trường hợp bị Chàm trong thai kỳ hay hành kinh.
- Chức năng thần kinh bị xáo trộn.
- Thiếu
Acid béo không no, thiếu sinh tố PP, B6, B12, …
- Chất gây dị ứng
- Bên ngoài: các yếu tố hóa học, vật lý, vi khuẩn, ký sinh trùng, thảo mộc.
- Bên trong: như thuốc men, thức ăn, nội tiết tố.
Tùy theo từng nhóm nguyên nhân mà có các dạng Chàm và triệu chứng khác nhau:
- Chàm mắc phải (Viêm da do tiếp xúc): do các thuốc bôi da (không theo hướng dẫn của bác sĩ), xi măng, đường, vani, xà phòng, thuốc tẩy, thuốc uốn tóc, dầu gội đầu, thuốc sơn móng tay, thuốc nhuộm tóc, acetone, giấy than, mỹ phẩm, áo quần, giày dép, …
- Chàm do vi khuẩn: do thương tổn từ dị ứng kèm bội nhiễm vi khuẩn hoặc do chính vi khuẩn tác động lên da; thường ở các kẽ như bẹn, nách, dưới vú, gian mông hoặc quanh lỗ tự nhiên như tai, mũi, hậu môn hoặc trên vết loét chân.
- Chàm do ký sinh trùng: chí rận, cái ghẻ.
- Chàm do nấm: Tổ đỉa, nấm…
- Chàm tiết bã: ở những vùng tiết nhiều bã nhầy như da đầu, nếp mũi, má, nách, nếp dưới vú, ở những người to béo, ít vận động, ăn nhiều.
- Chàm nhũ nhi/Chàm sữa: Thường xuất hiện ở trẻ khỏe mạnh, bụ bẫm lúc 3–4 tháng tuổi. Thường gặp ở má, vành tai, da đầu, cổ tay/chân.
- Chàm thể tạng: Tái đi tái lại nhiều lần, có thể do thai nghén, kinh nguyệt, rối loạn tiêu hóa, dinh dưỡng, thần kinh, gia đình thể tạng suyễn, mày đay, viêm mũi dị ứng.
- Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?
Dù có cơ địa dị ứng hoặc không dị ứng, nếu bạn thấy da có các dấu hiệu của hồng ban, bóng nước, ngứa và tái đi tái lại, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán chính xác và điều trị một cách hiệu quả nhất nhằm phòng tránh các biến chứng có hại của bệnh.
- Các biến chứng gây hại nếu không chữa trị kịp thời
Nếu thuận lợi, Chàm có thể khỏi hoàn toàn trong vài ngày hay vài tuần.
Trong phần lớn các trường hợp, Chàm có thể gây hại nếu không được điều trị đúng và tùy theo cơ địa bệnh nhân:
- Tái phát: tại chỗ hay phân tán nhiều nơi, có thể dẫn đến đỏ da toàn thân.
- Nhiễm khuẩn: Thương tổn bị trầy sước do gãi dẫn đến bội nhiễm, có mủ. Có thể có sốt và thường nổi hạch.
- Viêm vi cầu thận cấp: Là biến chứng của nhiễm khuẩn.
- Thay đổi cấu trúc và bề mặt da: mất vẻ mềm mại và trơn láng, háo sừng, mất thẩm mỹ
- Những phương pháp điều trị thường dùng
Tùy theo từng cơ địa, nguyên nhân và giai đoạn của bệnh mà Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Để việc điều trị được hiệu quả nhất, ít tác dụng phụ và phục hồi lan da, bạn và bác sĩ cần:
- Tìm được và ngừng tiếp xúc với chất gây dị ứng.
- Tránh bôi nhiều loại thuốc vì có thể là chất gây dị ứng.
- Tùy
theo nguyên nhân, thể bệnh và giai đoạn bệnh để điều trị.
- Điều trị tại chỗ
- Dùng dung dịch sát khuẩn như thuốc tím, chlorhexidine, hexamidinem, Eosin 2% hay Milian rửa sạch thương tổn.
- Tránh
dùng Corticoid dạng mỡ hoặc kem bôi lên thương tổn khi thương tổn tiết nhiều dịch,
có thể dùng khi thưởng tổn đã sừng hóa và khô, có thể kết hợp Acid salicylic để
tiêu sừng nhiều hơn.
- Điều trị toàn thân
- Thuốc kháng Histamine chống ngứa.
- Kháng sinh: khi bội nhiễm.
- Corticoid toàn thân: Thường chỉ dùng cho Chàm cấp ở mặt hay bàn tay, hoặc chàm mạn lan tỏa – cần cân nhắc kĩ lưỡng.
- PUVA liệu pháp và chiếu tia UV: Dùng cho chàm lòng bàn tay, bàn chân hay chàm mạn lan tỏa.
- Thuốc ức chế miễn dịch: rất hiếm khi được dùng.
- Thuốc
giải dị ứng không đặc hiệu.
- Điều trị nguyên nhân
- Vi khuẩn: Dùng kháng sinh.
- Nấm: Dùng Griseofulvin, Ketoconazole, Itraconazole.
- Thuốc giải dị ứng đặc hiệu.
- Thiếu sinh tố: Tùy trường hợp sử dụng thêm Vitamins F, B1, B6, B12, C…
- Những điều người bị bệnh Chàm cần tránh trong quá trình điều trị
Bạn nên:
- Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng.
- Tự mua thuốc hay lấy toa thuốc của người khác, của các lần khám khác để dùng
- Tránh bôi nhiều các loại thuốc vì có thể tiếp tục gây nên dị ứng.
- Phòng tránh bệnh Chàm như thế nào?
Chàm là một bệnh dị ứng do cơ địa và tiếp xúc chất gây dị ứng, do đó không dễ để phòng tránh. Bạn nên:
- Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng cho bạn trước đó.
- Không sử dụng thuốc hoặc hóa chất bừa bãi.
- Giữ cơ thể sạch sẽ, thoáng mát, thoải mái.
- Nâng cao sức khỏe bản thân.