TRIỆT LÔNG
Tính thẩm mỹ ngày càng được chú trọng cùng với sự phát triển của xã hội. Trong đó, Triệt Lông đã không còn xa lạ với nhiều người bởi tình trạng lông dư thừa có thể gây phiền hà, mặc cảm…
Hiện tại có nhiều cách loại bỏ lông như: cạo lông, thuốc làm rụng lông, điện phân và nhất là dùng tia laser. Không như tất cả các phương pháp triệt lông khác đều có tác dụng phụ, laser là phương pháp tối ưu vì nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
TRIỆT LÔNG CHÍNH XÁC LÀ GÌ?
Việc sử dụng laser để triệt lông (triệt bằng ánh sáng), đang trở thành một xu hướng ngày càng phổ biến trong lĩnh vực Thẩm mỹ Da.
Khái niệm về triệt lông đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) xác định từ năm 1998, cho phép sản xuất các phương tiện phát ra tia laser để triệt lông và sử dụng đèn flash để loại bỏ lông hay gọi là “triệt lông vĩnh viễn.” – Số lượng được xác định trước khi triệt lông vĩnh viễn như, “giảm ổn định về số lượng, lượng lông mọc lại sau điều trị. Thời gian các sợi lông mọc lại khoảng từ -12 tháng tùy cơ địa.
CHỈ ĐỊNH
-
- Những bệnh nhân bị rậm lông và lông to.
- Người biến đổi chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Vùng da cần triệt lông đang bị viêm, nhiễm trùng, hoặc cháy nắng
Chú ý:
-
- Người có cơ địa sẹo lồi và sẹo phì đại
- Người đang điều trị nội tiết tố
CÁC KĨ THUẬT ĐIỀU TRỊ
Hiện tại, khuynh hướng triệt lông bằng laser phát triển rất mạnh, có 4 loại máy laser sử dụng thông thường: laser xung dài ruby (694 nm), laser alexandrite xung dài (755 nm), laser diode bán dẫn xung dài (800-810 nm), và các xung dài Nd: YAG laser (1064 nm). Ngoài ra, hệ thống Pulsed Light Intense (IPL) (với bước sóng 515-1,200 nm) được chấp nhận như một phương pháp triệt lông an toàn và hiệu quả.
1. Laser Ruby với bước sóng 694 nm
Laser Ruby phát ra ánh sáng ở bước sóng 694 nm, nó có khả năng hấp thụ tốt nhất bởi melanin (hắc tố) nhưng mức độ thâm nhập ngắn nhất. Về mặt lý thuyết, Laser Ruby có hiệu quả nhất trong triệt lông trong các điều kiện phù hợp, nhưng nó tiềm ẩn những nguy cơ lớn làm tổn thương lớp biểu bì. Vì vậy việc làm mát được dùng song song trong điều trị để làm giảm nhiệt độ của da và khu vực lân cận.
Kết quả triệt lông rất khả quan khi sử dung Laser Ruby 694nm. Thời gian theo dõi trung bình khoảng 8 tháng sau khi điều trị lần cuối.
Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu thực hiện với Laser ruby 694 nm đã cho thấy đây là một phương pháp an toàn và hiệu quả cho triệt lông vĩnh viễn.
2. Laser Alexandrite với bước sóng 755nm
Laser alexandrite (màu lục) có bước sóng 755 nm. Bước sóng trung bình này có khả năng thâm nhập vào da sâu hơn và ít bị hấp thu bởi melanin ở thượng bì.
Về mặt lý thuyết, so với Laser Ruby, tác dụng phụ sẽ ít hơn ở những bệnh nhân da sẫm màu hơn (phồng rộp, giảm sắc tố và tăng sắc tố vẫn có thể xảy ra). Tương tự Laser Ruby, số lần điều trị bằng Laser alexandrite càng nhiều thì hiệu quả càng cao.
3. Laser diode với bước sóng 800 – 810 nm.
Laser diode 800 nm có tác dụng tương tự với Laser alexandrite 755 nm, và sử dụng phổ biến để điều trị triệt lông ở người có da sẫm màu. Cả hai Laser diode và laser alexandrite tạo ra ánh sáng ở giữa dải quang phổ và cũng được hấp thu bởi nang melanin.
Nghiên cứu so sánh sau 1 năm sử dụng Laser alexandrite và laser diode kết luận rằng cả hai đều làm giảm thật sự hiệu quả (85% và 84%) số lượng lông so với tổng thể và không có sự khác biệt lớn giữa 2 phương pháp. Tuy nhiên, Laser diode làm đau nhiều hơn và có tác dụng phụ nhiều hơn, đặc biệt là tăng sắc tố và phồng rộp, so với laser alexandrite.
4. Nd: YAG laser với bước sóng 1064 nm
Các Nd: YAG 1,064 nm có bước sóng dài nhất và thâm nhập sâu nhất trong số các loại laser nói trên, làm giảm melanin một cách chọn lọc.
Nd: YAG có thể xâm nhập sâu vào da 5-7 mm, độ sâu có hầu hết các cấu trúc lông. Hơn nữa, sự kết hợp giữa hấp thụ melanin thấp và thâm nhập sâu dẫn đến giảm tác động xấu lên lớp biểu bì. Những đặc điểm này khiến YAG laser là sự lựa chọn an toàn nhất cho da rám nắng hay có da sẫm màu. Nó là phương pháp an toàn nhất để điều trị tất cả các loại da, tuy không phải là hiệu quả nhất.
5. Hệ thống ánh sáng xung cường độ cao (Intense Pulsed Light -IPL)
Hệ thống Intense Pulsed Light (IPL) không phải là một kỹ thuật laser, nhưng gần đây đã được sử dụng để triệt lông phổ biến.
IPL sử dụng nguyên lý ly giải quang nhiệt có chọn lọc, phá hủy nang lông thông qua sự hấp thu năng lượng của melanin ở lông. Hệ thống IPL có đèn flash tạo ra ánh sáng có bước sóng từ 515- 1.200 nm trong dãy quang phổ.
Tế bào mầm của nang lông bên dưới bị phá hủy trong thời gian cực ngắn khi melanin hấp thu ánh sáng có bước sóng từ 400-750 nm dưới dạng nhiệt từ IPL. Sau đó mảnh vỡ của các tế bào này được loại bỏ khỏi mô bằng hiện tượng thực bào.
5. Tần số sóng kết hợp
Thiết bị tần số vô tuyến là một phương pháp kết hợp cả IPL và laser diode để điều trị triệt lông tối ưu cho nhiều loại da hơn. Việc kết hợp được cân nhắc đến khía cạnh an toàn cho những người có làn da sẫm màu, vì lớp hạ bì không hấp thụ năng lượng sóng cao tần.
Công nghệ này được gọi là sức mạnh tổng hợp quang-điện, là một cơ chế kép làm nóng nang lông bằng năng lượng điện (cụ thể là tần số vô tuyến) và nung nóng sợi lông với năng lượng quang học.
CHĂM SÓC SAU TRIỆT LÔNG
-
- Loại bỏ lớp gel, lau sạch da bằng giấy hoặc vải mềm;
- Xit nước khoáng hay chườm lạnh vùng vừa làm xong để giảm đau và giảm thiểu phù nề;
- Bôi kem steroid cho các bệnh nhân nổi mụn nước, giảm đỏ và phù nề;
- Bệnh nhân cần phải sử dụng kem chống nắng (SPF≥ 50) và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp;
- Thuốc giảm đau ít khi cần thiết
KẾT LUẬN:
Nhiều lông là một tình trạng rất phổ biến, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới ở mọi lứa tuổi. Sự ra đời của công nghệ laser thế hệ mới và hệ thống ánh sáng đã trở thành phương pháp trị liệu phổ biến nhất cho các bác sĩ Thẩm mỹ Da.