I. ĐẠI CƯƠNG
- Mụn trứng cá là một bệnh có tỉ lệ hiện mắc cao.
- Được xem là bệnh mãn tính, có thể mắc bệnh trong giai đoạn từ 10 – 50 tuổi
- Cơ chế bệnh sinh phức tạp, điều trị cần phối hợp nhiều thuốc và kéo dài thời gian.
- Ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nhất là với thanh niên
II. NGUYÊN NHÂN SINH BỆNH
4 cơ chế chính:
- tăng sinh chất bã trong tuyến bã,
- thay đổi tiến trình sừng hóa,
- sự hiện diện và hoạt tính của vi khuẩn P. acnes, và
- đáp ứng viêm.
III. Triệu chứng
- Phát ban đa dạng gồm sẩn, mụn mủ, nang nốt, sẹo.
- Thương tổn da: Có 2 loại thương tổn là viêm và không viêm.
- Thương tổn viêm:
– Sẩn nhỏ có quầng viêm .
– Nốt: Cục sưng, mềm, lớn.
– Sẩn viêm có mủ.
- Thương tổn không viêm: Mụn cồi hay Nhân trứng cá (comedon).
- Có 2 loại:
– Nhân trứng cá mở hay Mụn đầu đen (Black heads): Tương ứng với sự tích tụ chất sừng bên trong.
– Nhân trứng cá đóng – hay Mụn đầu trắng (White heads) hay nang nhỏ (microcyst)
Vị trí: Vùng tiết bã nhờn nhiều như:
- Mặt: Nhiều nhất ở 2 bên má.
- Mũi, trán, cằm ít bị hơn.
- Tai: Nang ở dái tai.
- Ở nam giới: Vai, vùng trước ngực, lưng có thể bị.
IV. Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định:
- Vị trí: Vùng da có tiết bã nhiều như mặt, lưng, ngực.
- Thương tổn đa dạng gồm sẩn, mụn mủ, nốt, còi, nang, sẹo.
Chẩn đoán phân biệt:
- Viêm nang lông.
- Thương tổn dạng mụn trứng cá trong bệnh Giang mai thời kỳ thứ hai.
- Thương tổn sẩn hay sẩn hoại tử ở mặt.
- Phát ban mụn trứng cá
- Trứng cá đỏ
Chẩn đoán phân biệt:
Phát ban dạng mụn trứng cá
- Thương tổn đơn dạng: Sẩn, mụn mủ. Không comedon
- Khởi phát đột ngột.
- Vị trí: Không bắt buộc là vị trí của Mụn trứng cá thông thường.
- Những thuốc có thể gây ra: Androgens ở người nữ, Corticoids tại chỗ hay toàn thân, INH, Vitamin B12…
Chẩn đoán phân biệt:
Trứng cá đỏ
- hồng ban, sẩn, mụn mủ, dãn mao mạch.
- Vị trí: Vùng giữa mặt như mũi, má, cằm
V. Các dạng lâm sàng
1. Mụn trứng cá cục
- Thường gặp ở phái nam.
- Nang dạng biểu bì có nguồn gốc nang lông.
- Cục do viêm và vỡ nang
- Vị trí: Mặt, cổ, vùng quanh tai, ngực.
2. Mụn trứng cá kết cụm (acne conglobata)
- Thương tổn là những nang chứa chất nhờn, những nốt viêm kết thành nhóm, cục, áp-xe, tạo thành lỗ dò, loét xuất huyết. Khi lành để lại những sẹo rất xấu.
- Thương tổn có thể kết hợp với Viêm hạch nước có mủ (hidradénite suppurée).
3. Trứng cá bộc phát (Acné fulminans) hay Trứng cá nốt, cấp tính, có sốt và loét
- rất nặng
- phái nam ++
- rất nhiều nốt viêm và mưng mủ hay diễn tiến tới loét hoại tử
- dấu hiệu toàn thân :sốt (39-400C),đau cơ,đau khớp, BC tăng, hồng ban nút + biểu hiện thấp khớp…
4. Trứng cá trầy sướt
- thường gặp ở các cô gái trẻ, tính tình dễ
- bị kích thích, có thói quen cọ xát
- sang thương trứng cá àtrầy sướt,
- đóng mài để sẹo.
5. Trứng cá trễ ở phái nữ
Trứng cá sẩn và hay nốt ở phụ nữ trưởngthành :
- xảy ra trễ, đôi khi sau 30 tuổi;
- gồm sẩn, mụn mủ và nốt ở
- vùng cằm, nổi liên tục…
6. Trứng cá sơ sinh và trẻ em
- Trứng cá sơ sinh: trứng cá tạm thời, thứ phát do androgen của người mẹ.
- Trứng cá giảm dần khi androgen được thải trừ .
- Trứng cá trẻ em sau 2 tuổi:phải tìm một bệnh nội tiết
VI. ĐIỀU TRỊ
ĐIỀU TRỊ TẠI CHỖ
Retinoids và dẫn xuất
- Chống viêm và tiêu nhân mụn
- Chống lại tăng sừng nang lông
- Có thể gây kích thích tại chỗ
- First-line therapy
- Thường dùng hiện nay: adapalene, tazarotene, tretinoin
Kháng sinh tại chỗ
- Giảm số lượng P.acnes
- Vài KS có tính kháng viêm
- Không tiêu nhân mụn
- Lưu ý đề kháng kháng sinh hiện nay
BENZOYL PEROXIDE
- Diệt khuẩn P. acnes
- Chưa bị P.acnes đề kháng
- Có tính kháng viêm
- Không tiêu nhân mụn
ĐIỀU TRỊ TOÀN THÂN
Kháng sinh
- Giảm số lượng vi khuẩn P acnes
- Chống viêm
- Dùng nhóm kháng sinh ưa lipid: Doxycline, Macrolide
- Chỉ định trứng cá trung bình -> nặng
Isotretinoin
- Bình thường hoá sự tăng sừng nang lông
- Giảm tiết chất bã
- Chống viêm
- Giảm số lượng P. acnes
- Chỉ định: Trứng cá nặng và kháng trị *Ward A, Brogden RN, Heel RC, Speight TM, Avery GS. Isotretinoin. A review of its pharmacological properties and therapeutic efficacy in acne and other skin disorders. Drugs. 1984 Jul. 28(1):6-37. [Medline]
Liệu pháp nội tiết tố
- Estrogen làm giảm tiết chất bã, giảm tiết androgens*
- Thuốc ngừa thai làm giảm testosterone tự do**
- Spironolactone điều trị mụn trứng cá thông thường
PHÂN LOẠI |
NHẸ |
TRUNG BÌNH |
NẶNG |
RẤT NẶNG |
|
Đầu đen, đầu trắng |
Vài sẩn mụn mủ
( ≤ 10 thương tổn) |
Nhiều sẩn mụn mủ
( > 10 thương tổn) |
Sẩn mụn mủ, cục
(có thương tổn cục) |
Cục, nang, sẹo (có thương tổn nang) |
|
TẤN CÔNG |
Thuốc thoa đơn chất | Thuốc thoa phối hợp | Kháng sinh (u) kèm Thuốc thoa không KS | Kháng sinh (u) kèm Thuốc thoa không KS hoặc/và Isotretinoin (u) |
Isotretinoin (u) có thể kèm Kháng sinh (u) |
HỖ TRỢ |
Không khuyến cáo | Ánh sáng xanh
Liệu trình: 2 lần/tuần x 4 đợt. Liều: 40 J/cm2 trong 20 – 30 phút. |
Không khuyến cáo |
||
DUY TRÌ | Retinoid (thoa) |
Retinoid + Benzoyl peroxide (thoa) |
|||
LIỆU PHÁP
THAY THẾ (NỮ) |
Không khuyến cáo |
Nội tiết tố antiandrogens + Lựa chọn đầu tiên |
Thuốc thoa đơn chất:
– Adapalene – Tretinoin – Isotretinoin – Tazarotene – BPO – Lưu huỳnh – Azelaic acid – Salicylic acid |
Thuốc thoa KS:
– Clindamycin – Erythromycin – Tetracycline -Metronidazole – Dapsone |
Thuốc thoa phối hợp:
– BPO-Ret – BPO-KS – Ret-KS Thuốc thoa phối hợp: (không chứa KS) BPO-Ret |
Một số chữ viết tắt:
– Ret: Retinoids – BPO: Benzoyl peroxide – KS: Kháng sinh – ST: sang thương – Thuốc khoa không KS: thuốc thoa không chứa thành phần kháng sinh |