Một làn da khỏe, sáng đầy sức sống mãi luôn là ước mơ của mọi phụ nữ. Đặc biệt là đối với người phụ nữ chuẩn bị hay đã từng “vượt cạn”. Phụ nữ mang thai hay sau khi sinh sẽ có một số biến đổi da trên khuôn mặt. Tình trạng được gọi là nám da và nó sẽ ảnh hưởng đến hơn 50% tất cả các bà mẹ. Đôi khi, nám da sẽ mờ dần sau sinh nhưng cũng nhiều trường hợp nám da bám dai dẳng và trở nên khó chữa. Không thừa nếu bạn nắm thêm kiến thức về nám da khi mang thai và nám da sau sinh để có biện pháp phòng ngừa sớm cũng như chữa trị có hiệu quả hơn nếu có lỡ bị nám.
Nám da sau sinh có trị hết không?
Nám da khi mang thai
Nám da khi mang thai còn được gọi là “mặt nạ thai kỳ”, có đến 50-70% phụ nữ mang thai xuất hiện những đốm nám da trong giai đoạn này. Tình trạng nám da xuất hiện tạo thành mảng tối mờ đối xứng trên má, vùng da môi trên, trán và cằm, gần giống như một chiếc mặt nạ. Nám da do mang thai cũng có xu hướng xuất hiện nhiều vào mùa hè vì làn da phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
Nguyên nhân xuất hiện
Trong giai đoạn này, cơ thể phụ nữ có nhiều biến đổi nội tiết gây nên rối loạn sắc tố nữ như estrogen, progesterone. Mức độ của các nội tiết tố này cùng với lưu lượng máu tăng cao sẽ kích thích sự hình thành các phân tử tyrosine và melanocytes. Điều này dẫn đến sự tăng sinh sản xuất các hắc sắc tố và biểu hiện thành đốm, mảng nám bên ngoài da.
Phụ nữ da màu hoặc những phụ nữ châu Á – châu Phi thường có nhiều khả năng phát triển các triệu chứng này hơn. Bên cạnh đó, họ tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời thì tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Cách điều trị nám khi mang thai
Nám da thường sẽ tự biến mất sau khi sinh. Nhưng để giảm tình trạng sạm da khi mang thai, bạn có thể sử dụng một số loại kem theo toa (như hydroquinone) và một số phương pháp, sản phẩm chăm sóc da không kê đơn. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn phương pháp điều trị, bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để chẩn đoán chính xác tình trạng này và đảm bảo thai nhi an toàn khi quyết định điều trị.
Nám da sau sinh
Phụ nữ sau sinh sẽ bị mất cân bằng nội tiết, lượng estrogen suy giảm chưa thể trở về mức cân bằng là nguyên nhân gây ra tình trạng nám da. Bên cạnh đó, cơ thể theo thời gian còn bị lão hóa da còn là tác nhân tấn công trực tiếp vào các tế bào sống làm cho da bị suy yếu và dễ bị nám. Hơn nữa, cần phải duy trì bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời trong suốt cả ngày bằng cách sử dụng kem chống nắng mỗi ngày. Đồng thời, nên sử dụng mũ và quần áo dài để bảo vệ làn da khi đi ra ngoài nắng cùng với việc tránh ra ngoài vào những giờ cao điểm.
=> Nám da sau sinh có điều trị hết không? – Cùng tìm hiểu thêm nhé!
Ngoài ra, do áp lực tâm lý, căng thẳng quá mức cũng khiến xuống sắc, làn da thâm xỉn và thúc đẩy cho việc hình thành nám. Đó cũng là nguyên nhân làm cho thời gian làm mờ nám có thể kéo dài nhiều hơn sau khi sinh.
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ chắc chắn sẽ giúp bạn phần nào cải thiện được tình trạng nám da. Nếu bạn đang cho con bú hoặc dự định có thai sớm, chúng tôi có lời khuyên bạn nên nói chuyện trước với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe da trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.