Mụn trứng cá là nỗi ám ảnh của không chỉ của chị em phụ nữ mà của cả đấng mày râu, không chỉ của lứa tuổi dậy thì mà của cả lứa tuổi trưởng thành, thậm chí về già vẫn còn là nỗi ám ảnh.
Tại bài viết này, Dr.Hung Skin Health Clinic sẽ tổng hợp tất tần tật thông tin về mụn trứng cá từ định nghĩa, nguyên nhân, dấu hiệu, … đến các cách điều trị nhằm giúp bạn có cái nhìn sâu rõ hơn về mụn và có biện pháp điều trị hiệu quả.
- Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá là một bệnh về da rất thường gặp, liên quan đến hệ thống nang lông tuyến bã.
Bệnh thường gặp trong lứa tuổi thanh thiếu niên, tuy nhiên vẫn có thể mắc bệnh ở khoảng 10 – 50 tuổi.
Hiện nay mụn trứng cá được xem là bệnh mạn tính, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, nhất là với thanh niên. Điều trị cần phối hợp nhiều biện pháp và kéo dài đủ liệu trình, đặc biệt là cần phải được điều trị tích cực, kịp thời để hạn chế bệnh và di chứng.
Mụn trứng cá là bệnh mạn tính cần được điều trị kịp thời
- Dấu hiệu và triệu chứng của mụn trứng cá
Thương tổn da: Có 2 loại là không viêm và viêm.
2.1. Thương tổn không viêm:
Mụn cồi hay nhân trứng cá (comedon) do ứ đọng các chất bã trong lòng tuyến bã và được chia thành 2 loại:
- Mụn đầu đen: Màu đen này là do tích tụ các lipids bị oxy hóa, nhiều sắc tố melanin và các tế bào sừng, chứ không phải bị “dơ”, hoặc do bụi.
- Mụn đầu trắng: Là những chấm nhỏ màu trắng ngà, dưới da, đường kính vài mm do chất bã không thoát ra ngoài được.
2.2. Thương tổn viêm:
- Sẩn nhỏ có quầng viêm đỏ chung quanh.
- Nốt, cục sưng, mềm, lớn. Một vài nốt tạo thành nang ở sâu. Các cục sâu này có thể hóa mềm tạo ra áp-xe, sau đó để lại sẹo rất xấu.
– Vị trí: Vùng tiết bã nhờn nhiều như:
+ Mặt: Nhiều nhất ở 2 bên má.
+ Mũi, trán, cằm ít bị hơn.
+ Tai: Nang ở dái tai.
+ Ở nam giới: Vai, vùng trước ngực, lưng có thể bị.
– Da mặt thường bóng, lỗ chân lông to, tiết nhiều chất nhờn.
- Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá
Mụn trứng cá xuất hiện do tăng sinh chất bã nhờn, tăng sừng tại lỗ nang lông, kèm với sự sinh sản của vi khuẩn P. acnes gây nên hiện tượng viêm da. Người bị Mụn thường có tuyến bã to và tăng hoạt động khiến da bị nhờn và lỗ chân lông to.
Một số yếu tố nguy cơ gây ra Mụn trứng cá:
– Tuổi: Nữ khoảng 10-17 tuổi, nam khoảng 14-19 tuổi, đôi khi trễ ở 25 tuổi hoặc hơn, Mụn có thể có ở trẻ mới sinh và thường biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần sau sinh.
– Di truyền.
– Nghề nghiệp: tiếp xúc nhiều dầu khoáng sẽ dễ bị mụn.
– Yếu tố nội tiết, cảm xúc mạnh như thi cử, lo lắng nhiều.
– Chế độ ăn uống nhiều đường sữa.
– Phơi nắng quá nhiều, ở môi trường nhiều bụi.
– Lạm dụng mỹ phẩm và thuốc bôi có Corticoid.
Trang điểm là một trong những nguyên nhân gây ra mụn trứng cá
=> Tìm hiểu thêm về 3 nguyên tắc vàng khi điều trị mụn trứng cá
- Các biến chứng gây hại nếu không chữa trị kịp thời
– Dát thân: Tăng sắc tố da sau lành sẹo.
– Sẹo: hình thành sẹo lõm hoặc sẹo lồi
– Mụn trứng cá nặng có thể gây Áp-xe, loét xuất huyết, nhiễm trùng huyết.
- Những phương pháp điều trị thường dùng
Tùy theo mức độ, dạng mụn và cơ địa từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
5.1. Thuốc thoa tại chỗ:
– Các Retinoids: Tretinoin, Adapalene, Tazarotene giúp chống viêm, giảm tăng sắc tố.
– Benzotl peroxit: Kháng khuẩn, tiêu nhân mụn.
– Thuốc kháng sinh tại chỗ: Clindamycin, Dapson thoa da.
– Acide azelaic: tiêu sừng, giảm viêm.
– Lưu huỳnh, Natri sulfacetamit, resorcin, acide salicylic.
=> Đọc thêm về PHÂN BIỆT KLENZIT MS VÀ KLENZIT C (chứa thành phần Adapalene trị mụn) tại đây
5.2. Thuốc đường toàn thân:
– Kháng sinh – Mụn mức độ trung bình, nặng: Phối hợp các nhóm kháng sinh Tetracyclines, Macrolides, Azithromycine, Trimethoprim-Sulfamethoxazole, DDS, Cephalexin, Cephalosporin.
– Liệu pháp nội tiết: Thuốc ngừa thai uống giúp giảm tiết bã nhờn.
– Isotretinoin: giúp ức chế tiết bã nhờn, giảm vi khuẩn, chống viêm, giảm sừng hóa.
=> Mang thai có nên điều trị mụn, tìm hiểu ngay tại link
5.3. Các liệu pháp khác:
– LED (đi-ốt phát quang): Sử dụng ánh sáng hồng ngoại giúp giảm vi khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa tăng sắc tố, tăng lành thương.
– IPL: Tiêu diệt vi khuẩn.
– Liệu pháp quang động học PDT: dùng ánh sáng kết hợp thuốc bôi giúp giảm tiết bã nhờn, diệt khuẩn.
– Dược mỹ phẩm và liệu pháp hỗ trợ:
+ Rửa mặt: Chất tẩy rửa không chứa lipid, chất tẩy rửa tổng hợp, chất làm se, chất tẩy tế bào chết, hoặc chất mài mòn nhẹ.
+ Chất làm ẩm.
+ Chất chống bã nhờn.
+ Thuốc tiêu sừng: giúp làm dịu và sáng da.
+ Chất bảo vệ da và tẩy trắng: như Acide Salicylic.
+ Các chất chống ăn mòn.
– Chế độ ăn: Hạn chế uống sữa tách chất béo, đường.
=> Người mẫu ảnh Nhật Linh đã hết mụn nhờ điều trị mụn bằng công nghệ ánh sáng IPL tại Dr.Hung Skin Health Clinic, xem thêm tại đây
5.4. Điều trị di chứng Mụn trứng cá:
– Dát thân:
+ Kem chống nắng.
+ Hydroquinone phối hợp retinoids, chất chống oxy hoá, glycolic acid, kem chống nắng, và corticosteroids.
+ Acid Azelaic, Kojic acid.
+ Niacinamide, N-acetyl glucosamine, Ascorbic acid, và đậu nành.
+ Lột da nông bằng hóa chất.
+ Liệu pháp laser và ánh sáng.
– Sẹo lõm:
+ Tái tạo bề mặt da xâm lấn: Laser CO2, Erbium YAG, Lột da bằng hóa chất, Lăn kim, Tiêm chất làm đầy.
+ Tái tạo bề mặt da không xâm lấn: Sử dụng Laser xung màu, IPL, Q – switched Nd:YAG.
+ Cắt bỏ và bóc tách dưới da.
+ Ghép da.
– Sẹo lồi:
+ PDP kết hợp tiêm tại chỗ Corticosteroid hoặc 5 Fluorouracil, Áp lạnh.
+ Phẫu thuật cắt bỏ kết hợp tiêm Corticosteroid, băng ép.
- Những điều người bị mụn trứng cá cần tránh trong quá trình điều trị
– Tránh sử dụng các loại chất tẩy rửa da mặt, dụng cụ rửa mặt vì có thể làm Mụn nặng hơn, làm da bị kích ứng.
– Không tự ý nặn mụn vì có thể gây nhiễm trùng, khó điều trị.
– Không dùng các chế phẩm khác thuốc được kê toa bôi lên da mụn.
– Không lấy tay hoặc vật dụng khác thường xuyên chạm vào mụn hay da mặt.
– Không để da mặt hoặc nơi bị mụn ẩm ướt, mồ hôi, nhiễm bẩn.
- Phòng tránh bị mụn trứng cá như thế nào?
Bạn có thể làm giảm mụn trứng cá bằng cách làm theo những lời khuyên chăm sóc da từ các bác sĩ da liễu:
– Rửa mặt hai lần một ngày và sau khi đổ mồ hôi. Mồ hôi, đặc biệt là khi đội mũ hoặc mũ bảo hiểm, có thể làm cho mụn trứng cá tệ hơn, vì vậy bạn hãy làm sạch da càng sớm càng tốt sau khi ra mồ hôi.
– Sử dụng đầu ngón tay làm sạch da với sữa rửa mặt dịu nhẹ và không bào mòn da. Da có thể bị kích ứng nếu bạn sử dụng khăn rửa mặt, miếng bọt biển hay bất cứ thứ gì khác.
– Hãy nhẹ nhàng với làn da của bạn. Sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, chẳng hạn như những sản phẩm không chứa cồn. Không sử dụng các sản phẩm gây kích ứng da, có thể bao gồm chất làm se lỗ chân lông, nước cân bằng da và tẩy tế bào chết sẽ làm da khô, đỏ, làm mụn tệ hơn.
– Rửa sạch da với nước ấm.
– Gội đầu thường xuyên. Nếu bạn có tóc dầu, hãy gội đầu hàng ngày.
– Hãy để làn da lành tự nhiên. Nếu bạn nặn mụn, da sẽ mất nhiều thời gian hơn để tự làm sạch và tăng nguy cơ bị sẹo mụn.
– Giữ tay bạn không chạm vào mặt. Thường xuyên chạm tay vào da mặt có thể khiến mụn mọc nhiều và tệ hơn.
– Tránh xa ánh nắng mặt trời và tắm nắng. Giường tắm nắng làm hỏng làn da của bạn. Ngoài ra, một số loại thuốc trị mụn làm cho da rất nhạy cảm với tia cực tím (UV) có trong cả ánh sáng mặt trời và các thiết bị tắm nắng trong nhà
– Tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu nếu:
+ Mụn trứng cá làm cho bạn thấy không tự tin.
+ Các sản phẩm bạn đã sử dụng không hiệu quả.
+ Mụn trứng cá để lại sẹo hoặc làm tối màu da của bạn.
Quế Thy đã trị mụn thành công chỉ sau 1 liệu trình tại Dr.Hung Skin Health Clinic
Ngày nay, hầu như mọi trường hợp mụn trứng cá đều có thể được điều trị thành công. Bác sĩ da liễu có thể giúp bạn điều trị mụn trứng cá, ngăn ngừa mụn mới và giảm khả năng tạo sẹo. Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về da như mụn trứng cá, hãy nhanh tay gọi ngay về hotline 0911873378 để được tư vấn và đặt lịch khám sớm nhất.