fbpx

Đặt lịch hẹn

Đã gởi lịch hẹn thành công.

Mày đay là gì? Mày đay là một bệnh dị ứng phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh có nhiều nguyên nhân, đôi khi dễ dàng nhận biết nhưng thường là rất khó tìm thấy. Điều trị chủ yếu là kháng Histamin và loại bỏ nguyên nhân Dấu hiệu và triệu chứng […]

Mày đay là gì?

Mày đay là một bệnh dị ứng phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh có nhiều nguyên nhân, đôi khi dễ dàng nhận biết nhưng thường là rất khó tìm thấy. Điều trị chủ yếu là kháng Histamin và loại bỏ nguyên nhân

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Mày đay

    • Mày đay xuất hiện bằng các sẩn phù NGỨA nổi gờ trên da, giới hạn rõ, kích thước thay đổi từ vài mm – 20cm hoặc hơn.
    • Phát ban có thể ở một vùng hoặc lan khắp cơ thể, thường gặp ở thân mình, mông, ngực, lòng bàn tay/chân, …
    • Đôi khi bệnh nhân có thể hắt hơi, suyễn và đau bụng, nặng có thể gây Phù thanh quản cần phải được cấp cứu.

Tùy theo thời gian diễn tiến và biểu hiện của bệnh, có Mày đay cấpmạn (trên 6 tuần) và có các dạng hình thái sau:

  • Phù mạch: Phát ban đột ngột làm sưng phù cả một vùng, ngứa ít nhưng căng phù, đe dọa phù thanh quản, thanh thiệt cần cấp cứu.
  • Da vẽ nổi: phát ban sau khi chà xát, xuất hiện sau vài phút và biến mất vài phút/giờ sau đó.
  • Mày đay do áp lực: sưng nhiều và đau sâu sau 1-12h chịu áp lực, ví dụ như ở chân sau đi bộ lâu hoặc vùng mông sau ngồi.
  • Mày đay do nước: ở bệnh nhân sau khi tiếp xúc với nước bất kỳ nhiệt độ nào.
  • Mày đay cấp tiết Choline: Thường ở người trẻ, phát ban đột ngột khắp cơ thể sau vận động thể lực, nhiệt độ nóng/lạnh hoặc cảm xúc mạnh, kéo dài 30 phút đến vài giờ.

Nguyên nhân gây ra Mày đay

Khi cơ thể bạn tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc các điều kiện đặc biệt, cơ thể sẽ biểu hiện nên triệu chứng của bệnh Mày đay.

Có rất nhiều nguyên nhân:

  • Do thức ăn: Thường gặp nhất, các loại như tôm, cua, thịt bò, cá biển, trứng, chocolate, rượu…
  • Do thuốc: Có thể cả đường toàn thân hoặc bôi, như Penicillin, Pyramidon, Barbiturique, Quinine, Insulin…
  • Do nhiễm khuẩn.
  • Do tác nhân tâm lý – sinh lý: khi chấn động tâm lý mạnh, gắng sức, xúc động…
  • Do yếu tố vật lý: do lạnh, nóng, chấn thương.
  • Do Virus: Viêm gan siêu vi, nhiễm khuẩn cấp, bệnh Psittacosis.
  • Do ký sinh trùng: Giun kim, giun đũa, giun lươn, giun chỉ, giun đũa chó mèo, Sán.
  • Do bệnh ác tính: Có thể phối hợp với ung thư, Hodgkin.

Các biến chứng gây hại nếu không chữa trị kịp thời

Mày đay có thể nhẹ chỉ gây các triệu chứng như ngứa, tê bì và nhanh chóng mất đi. Nhưng đôi khi bệnh có thể diễn tiến nặng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của bạn:

    • Gây ngứa quá mức.
    • Lên cơn Suyễn gây khó thở, đau bụng, tiêu chảy…
    • Nặng có thể gây phù thanh quản, thanh thiệt gây ngạt thở.

Những phương pháp điều trị thường dùng

1. Mày đay cấp

    • Điều trị tại chỗ:
      • Chống ngứa bằng đắp Methol, giấm phenol 1-2%.
      • Các kháng histamine tại chỗ: ít khi hiệu quả.
    • Điều trị toàn thân:
      • Các kháng histamine đường uống: Hydroxyzine, Cyproheptadin, Chlorpheniramine, Loratadin, Desloratadin, Acrivastin, Cetirizin.
      • Có thể kết hợp với Cimetidin.
      • Corticoids: chỉ trong cơn nặng.

2. Mày đay mạn hay tái phát

    • Bệnh điều trị khó khăn hơn vì khó biết được nguyên nhân hoặc do nhiều nguyên nhân.
    • Dùng thuốc kéo dài và phát hiện loại bỏ nguyên nhân. Thời gian điều trị ít nhất là 3 tháng và ngưng thuốc từ từ.
    • Cần tránh rượu, các thức ăn có màu và thức ăn lên men.

Những điều người bị bệnh Mày đay cần tránh trong quá trình điều trị

    • Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc các nguyên nhân gây Mày đay đã biết.
    • Khi chưa biết nguyên nhân cần tránh các thực phẩm, hóa chất, thuốc có nguy cơ gây dị ứng.
    • Cần tránh rượu, các thức ăn có màu và thức ăn lên men.
    • Không bỏ dở điều trị.

Call Now Button
shares