fbpx

Nhiễm trùng chu sinh và Bệnh Lây Qua Tình Dục

Nhiễm trùng chu sinh và Bệnh Lây Qua Tình Dục

1. Nhiễm trùng chu sinh

Là những nhiễm trùng mắc phải trước (trong tử cung), trong và ngay khi sau sinh

  • TToxoplasmosis / Toxoplasma gondii
  • OOther infections (xem dưới)
  • RRubella
  • CCytomegalovirus
  • HHerpes simplex virus

O là Hepatitis B, Syphilis, Varicella-Zoster Virus, HIV, và Parvovirus B19, Chlamydia trachomatis, Staphylococci.

2. Nhiễm trùng chu sinh và BLQTD

Các nguyên nhân gây BLQTD chiếm một tỉ lệ lớn trong nhiễm trùng sơ sinh:

  • giang mai,
  • Chlamydia trachomatis,
  • lậu
  • HSV,
  • HPV,
  • Viêm gan siêu vi B,
  • HIV

3. Giang mai bẩm sinh

  • Tỉ lệ mắc GM sơ sinh ỏ Mỹ 1 – 5/10.000.
  • Tỉ lệ VDRL (+) thai phụ TP HCM 7 – 14/10.000
  • GM sơ sinh 0,1 – 0,2/10.000 (TP HCM)

giam mai bam sinh

  • Tiền sử điều trị và huyết thanh của mẹ là quan trọng;
  • Nếu mẹ không điều trị khả năng trẻ bị nhiễm là 70%
  • Nếu mẹ điều trị đúng khả năng trẻ bị nhiễm là 2%

giang mai bam sinh

4. Chlamydia

  • Chlamydia trachomatis là BLQTD thường gặp nhất tại Mỹ, hơn 4 triệu ca/năm.
  • Tỉ lệ lưu hành ở phụ nữ có thai tại Hoa Kỳ: 3% -14%
  • Tỉ lệ lưu hành ở phụ nữ có thai tại VN: 3% -15%
  • Phụ nữ thường không triệu chứng.
  • CT gây bệnh vùng chậu, vô sinh, thai ngoài tử cung.
  • Gây vỡ màng ối sớm, sinh sớm
  • CT gây viêm kết mạc sơ sinh
  • viêm phổi (1-3 tháng tuổi)với ho, thở nhanh, ít khi sốt

Chlamydia

5. Lậu

  • Tỉ lệ lưu hành ở phụ nữ có thai tại Hoa Kỳ: 1% -10%
  • Tỉ lệ lưu hành ở phụ nữ có thai tại VN: 0%

lậu

6. Herpes Simplex Virus

  • Hiếm khi gây nhiễm trùng thai nhi, chủ yếu là khi sinh và sau sinh
  • Tỉ lệ nhiễm HSV 1 – 5/10.000 trẻ sơ sinh (USA)

HSV

7. Herpetic Skin Lesions

HSL

Dịch tể học Genital Herpes

  • Chủ yếu là HSV-2
  • Khi sinh HSV thải ra ở da với tỉ lệ 0.35% (1/300)
  • Mẹ nhiễm HSV sơ phát thường có triệu chứng, số lượng HSV ở da – SD khoảng 106 trong thời gian 3 tuần
  • Mẹ nhiễm HSV tái phát thường không có triệu chứng, số lượng HSV ở da – SD khoảng 103 trong thời gian 1 tuần

Tần suất nhiễm HSV

  • Trong sinh > 85% ;
  • Sau sinh 10%;
  • Trong Tử cung < 5%

Dự phòng nhiễm HSV

  • Mổ lấy thai có thể làm giảm nguy cơ phơi nhiễm khi người mẹ có thương tổn hoạt tính.
  • Có thể điều trị cho mẹ từ tuần thứ 36 để dự phòng
  • Chiến lược phát hiện sự thải HSV từ mẹ vẫn còn đang bàn cải

8. Viêm gan siêu vi B

viem gan sieu vi B

  • 90–95% mẹ bị nhiễm virut viêm gan B truyền sang con.
  • Nếu không theo dõi và điều trị đúng thì sau 10 – 15 năm, người bị nhiễm virut viêm gan B sẽ chuyển thành viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan

9. Sùi mào

sui mao ga

10. Nhiễm HIV

nhiem HIV

  • HIV truyền từ mẹ sang con lúc mang thai (sáu tháng) hoặc lúc sinh.
  • Truyền từ mẹ sang thai diễn ra thông thường nhất vào giai đoạn chu sinh.
  • Cứ một trăm phụ nữ nhiễm HIV sinh con thì khoảng 25-30 trẻ bị nhiễm

11. Nhận xét

  • Phần lớn các BLQTD đều có thể phòng ngừa được
  • Phát hiện sớm, điều trị sớm có thể tránh được các hậu quả xấu
  • Tiền sử của Mẹ và Cha là những yếu tố quan trọng cần khai thác để có biện pháp dự phòng

HƯỚNG DẪN TẦM SOÁT STI Ở THAI PHỤ

  CDC (TT Kiểm soát Bệnh Hoa Kỳ) ACOG (Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ)
Khám trước sinh lần 1 HIV HIV
Syphilis Syphilis
Hepatitis B Hepatitis B
Chlamydia Pap smear
Pap smear
Trichomoniasis
Khám trước sinh lần 1

(nhóm nguy cơ cao)

Gonorrhea Gonorrhea
Hepatitis C Hepatitis C
Bacterial vaginosis Chlamydia
6 – 9 tháng Chlamydia (<25 y) Chlamydia (<25 y)
6 – 9 tháng (nhóm nguy cơ cao)
HIV (before 36 wk) HIV (before 36 wk)
Syphilis (at 28 wk) Syphilis
Gonorrhea Hepatitis B
Chlamydia Gonorrhea
Lúc sinh ( nhóm nguy cơ cao)
HIV HIV
Syphilis
Hepatitis B

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button
shares