fbpx

THẨM MỸ MÔI

Hàm lượng kim loại trong sản phẩm son môi

I. Đại cương

+ Vị trí trung tâm của khuôn mặt
Vẻ đẹp hình thể
Sự gợi cảm của giới tính.
+ Là biểu hiện của tuổi trẻ, sức khoẻ và sự hấp dẫn của phái nữ.

II. Một số đặc điểm của môi

1. Đặc điểm giải phẫu học

  • Vùng chuyển tiếp đặc biệt từ cấu trúc da đến màng niêm mạc, có duy nhất ở người
  • Không có lông, không có tuyến nước bọt nhưng có nhiều tuyến bã (dễ tạo sẩn Fordyce)
  • Thượng bì: lớp sáng dày, lớp sừng mỏng → môi dễ tổn thương, mất nước và khô.
  • Nhú bì: giàu mao mạch, làm môi có màu đỏ tươi
  • Tế bào hắc tố: nhiều ở chủng tộc da màu, ít với người da trắng.
    Đặc điểm giải phẫu học
  • Cung Cupid là đường cong ngay phần chính giữa của bờ môi trên

Cung Cupid

  • Cơ vòng miệng, gồm có 2 phần: nông và sâu.
    • Phần sâu gồm có phần ngoại vi và phần bờ.
    • Đây chính là vị trí quan trọng trong kỹ thuật nâng môi: chất làm đầy được tiêm vào đây.

Cơ vòng miệng
2. Độ nhạy cảm của môi đối với môi trường

Môi có lớp sừng rất mỏng → Rất dễ bị tổn thương bởi các yếu tố hóa học, vật lý hay vi khuẩn.

Tiếp xúc kéo dài với mặt trời → viêm môi ánh sáng, hay thậm chí ung thư.


3. Sự lão hóa của môi

Các sợi collagen thoái biến, thượng bì mỏng đi, cấu trúc xương hàm và răng thay đổi → thay đổi hình dạng của môi.
Mạng lưới vi mô bề mặt nhỏ đi và thưa hơn.

Sự lão hóa của môi

Đôi môi, nhất là môi dưới, co dần lại theo tuổi. Môi trên thấp dần đi và mở rộng hơn.
Viền môi rộng hơn, dài hơn và dày lên ở khóe miệng.
Các nếp nhăn ở vùng da xung quanh môi; độ sâu và cách sắp xếp của nó khác nhau ở mỗi người Sự lão hóa của môi

4. Viêm môi và khô nứt môi

  • Viêm môi: Môi bị khô, nứt nhẹ, các đường rãnh rõ nét hơn, có thể bong ít vảy.
  • Viền môi không rõ nét,
  • Tiết dịch.
  • Các tế bào sừng được ép phẳng xuống
  • Sự khô nứt tăng theo tuổi tác.

Viêm môi và khô nứt môi
5. Dấu vân môi

  • Cấu trúc không gian của môi thu hút sự chú ý của pháp y vì mỗi cá nhân có một cách sắp xếp khác nhau, giống với dấu vân tay.
  • Ngành nghiên cứu về vân môi được gọi là cheiloscopy.
  • Son không phai đã giúp pháp y phát triển các phương pháp tìm những dấu vết trong các vụ án.

Dấu vân môi
Dấu vân môi

III. Chăm sóc thẩm mỹ môi

1. Giữ ẩm

Lớp sừng mỏng
→ môi dễ bị mất nước
→ khô
→ Thoa kem dưỡng ẩm


2. Làm đầy

Thường dùng nhất hiện nay: hyaluronic acid

  • giữ nước
  • cân bằng độ ẩm
  • tăng săn chắc
  • giảm sự thô ráp
  • cải thiện cấu trúc da bị lão hoá

Chất làm đầy
Chất làm đầy có thể được thực hiện riêng, nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu phối hợp với các biện pháp khác như Botox,…
Khách hàng trẻ tuổi

  • Tái tạo đường nét thẩm mỹ môi
  • Che lấp khuyết điểm

Khách hàng lớn tuổi

  • Làm tăng thể tích môi
  • Làm rõ nét đường viền môi
  • Làm giảm nếp nhăn trên và quanh môi

Người Châu Á có bờ môi đầy đặn (so với Châu Âu), môi trên dày hơn môi dưới. Nhu cầu của khách hàng là làm rõ nét viền môi hơn là làm dày môi, và hài hoà chung với khuôn mặt.
Tại Châu Á, tỉ lệ độ dày môi giữa môi trên/môi dưới là 1:1,618 được xem là dễ chấp nhận.
Môi phụ nữ thường dày hơn nam giới và thường cong ra phía trước nhiều hơn.

Làm đầy môi

Một số kỹ thuật tiêm

  • Kỹ thuật tiêm vi điểm: nâng 1 điểm ở mô sâu
  • Kỹ thuật đường hầm: tiêm thuốc thành đường nằm ngang trong mô
  • Kỹ thuật đóng dấu: tiêm 1 điểm ở mô sâu, vừa nâng kim vừa tiêm tạo thành cột đứng dọc trong mô
  • Kỹ thuật rẽ quạt sử dụng cannula đầu tù kích thước 25-27G

kỹ thuật tiêm
siêu âm tĩnh môi
Sơ đồ hình ảnh siêu âm
Sơ đồ hình ảnh siêu âm tĩnh môi. (B) Hỉnh ảnh siêu âm cắt ngang của môi dưới Tuyến nước bọt được mô tả như những vùng mật độ dày, ở mô dưới da của môi. S, sagittal (dọc); T, transverse (ngang). (Julia Vent, Florian Lefarth)

siêu âm trước và sau khi tiêm chất làm đầy

Hình ảnh siêu âm trước và sau khi tiêm chất làm đầy.

Siêu âm đường giữa, dọc môi trên trước
(A) và sau tiêm (B). Cơ vòng môi Orbicularis oris muscle
1) phần nông;
2) phần sâu chia thành 2) phần ngoại vi 3) phần bờ.
Dấu hoa thị cho thấy lắng đọng hyaluronic acid.
Các tuyến nước bọt được miêu tả giữa lớp cơ và da. (Julia Vent,Florian Lefarth)
Tai biến thường gặp: tạo những khối u nhỏ, mất cân đối bờ môi.
Những biến chứng khác bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Biofilm
  • Tái hoạt herpes
  • U hạt trong môi
  • Tăng/giảm nhạy cảm do tổn thương các nhánh thần kinh
  • Tăng giảm sắc tố
  • Sưng môi
  • Tụ máu
  • Tắc mạch…

Các biến chứng có thể được điều trị bằng tiêm Hyaluronidase tại chỗ.

3. Xăm môi

Dùng kim đưa chất màu vào trong da, nhằm vẽ lại viền môi, tạo màu cho môi.
Chất màu này, (mực), tồn tại vĩnh viễn trong môi.
Chưa được FDA chấp nhận.

Xăm môi

Rất nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Nhiễm trùng
  • Tạo các u hạt do lắng đọng mực
  • Dị ứng
  • Sưng và bỏng môi
  • Phát ban
  • Tạo sẹo…

Phụ nữ dùng son môi để làm nổi bật cá tính, sức hút và nhấn mạnh ở nụ cười.

Thể hiện quan điểm về bản thân, thể hiện trong xã hội.

Sức tiêu thụ son môi chiếm 24% thi trường mỹ phẩm

Sức tiêu thụ son môi

  • Sáp (khoảng 15%)
  • Bột sáp ẩm (20%) giúp bôi trơn
  • Dầu (30%) để hòa tan
  • Chất tạo bề mặt (khoảng 10%)
  • Chất tạo màu
  • Chất bảo quản
  • Mùi hương (1%);
  • Thành phần hoạt tính

thành phần son môi

Các loại son môi

Các loại son có khả năng giữ ẩm cho môi gồm có Son dưỡng môi (Lip balm), Son kem (Crème lipstick).

Các loại không có chất dưỡng ẩm gồm có:

  • Son bóng (Lip gloss) taọ độ bóng cho môi;
  • Son lì (Matte lipstick) là son mờ, khi thoa lên môi sẽ cho ra màu sắc đậm;
  • Son lâu trôi (Long lasting lipstick).

Khi dùng những loại son này cần lót bằng kem dưỡng ẩm.

Ngoài ra còn có các loại son khác như:

  • Son nhũ (Pearly/frost lipstick) có chứa các tinh thế mica hay silica tạo nên hiệu ứng lấp lánh trên môi;
  • Son đổi màu (Sheer/Stain lipstick)…

Lưu ý:

Son môi có thể gây viêm da tiếp xúc dị ứng.

Một số thành phần gây dị ứng

  • Ricinoleic acid (1)
  • Benzoic acid (2)
  • Lithol rubine BCA (Pigment Red 57-1) (3)
  • Microcrystalline wax (4)
  • Oxybenzone (5)
  • Propyl gallate (6)
  • C18 aliphatic compounds (7)
  • Dầu thầu dầu (castor oil)

Kim loại nặng trong son môi:

Hàm lượng kim loại trong sản phẩm son môi

Nếu thoa các loại son này với tần suất 3 lần/ ngày à  hấp thu kim loại cao hơn ngưỡng cho phép. (acceptable daily intakes – ADIs).

Kim loại nặng trong son môi: Hàm lượng kim loại trong sản phẩm môi là một vấn đề quan tâm. Trong một NC tại Oakland, California, Sa Liu đã phát hiện 24/32 sản phẩm son môi có chứa nồng độ kim loại nặng cao gồm: Titanium, nhôm, chì, Cr, Cd, Mn, Ni Cu

Tại Việt Nam, đã có báo cáo về ngộ độc chì do son môi.

báo cáo về ngộ độc chì do son môi

Sử dụng son môi nhiều hơn 3 lần mỗi ngày có thể gây nguy cơ mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống.

mắc bệnh Lupus ban đỏ IV. Kết luận

Môi

→ vị trí quan trọng trên mặt

→ vẻ đẹp hình thể

→ biểu tượng gợi cảm

Môi có một vị trí rất quan trọng trên khuôn mặt, đem lại vẻ đẹp hình thể cho từng cá nhân, và đôi khi là biểu tượng gợi cảm của giới tính.

  • Chăm sóc thẩm mỹ môi nhu cầu rất lớn
  • Cần nghiên cứu bảo đảm an toàn
  • Người tiêu dùng thông minh

Chăm sóc thẩm mỹ môi là một nhu cầu rất lớn đòi hỏi các nhà khoa học phải tham gia nghiên cứu để bảo đảm được sự an toàn, đem lại sự hoàn chỉnh cho khách hàng. Bên cạnh đó, bản thân khách hàng cũng cần phải là người tiêu dùng thông minh để có thể tự bảo vệ cho vẻ đẹp và sức khỏe của chính mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button
shares