fbpx

CHÀM THỂ TẠNG Ở TRẺ EM

cham the tang

1. TỔNG QUAN

Là một bệnh viêm bì thượng bì,  có hồng ban mụn nước – hay tái phát

  •  50% kết hợp với hen suyễn
  •  75% kèm Viêm mũi dị ứng

CHÀM THỂ TẠNG Ở TRẺ EM

Ảnh hưởng đến 15-30%  trẻ em,  2-10% người lớn

  •   45% bắt đầu ở 6 tháng đầu
  •   85% khởi phát trước 5 tuổi
  •   70% tự lành trước tuổi vị thành niên

Có mối liên quan phức tạp với di truyền, môi trường, miễn dịch và các yếu tố của lớp thượng bì của da người bệnh

Vị trí thương tổn

Vị trí thương tổn

Sang thương cơ bản: những mụn nước nổi trên dát/mảng hồng ban không tẩm nhuận, giới hạn không rõ, không đều, tiến triển qua các giai đoạn:

Hồng ban à sẩn à mụn nước à rịn nước à đóng mài à thượng bì láng nhẵn à tróc vẩy à dày da

2. NGUYÊN NHÂN

Yếu tố di truyền trong AD

Hai nhóm gen chính

  • Nhóm liên quan đến chức năng rào cản của da: FLG, SCCE, SPINK5
  • Nhóm liên quan đến đáp ứng miễn dịch

Xác định được nhiều gen chuyên biệt liên quan

Định vị tại 1q21,16q,17q25, 20p

Yếu tố di truyền trong AD

IL2R, CCR4, Th2/Th17 related genes (CARD11, EGR2, LPRC32)

and filaggrin gene related clusters were also reported recently from another group

Các gen liên quan đến hàng rào bảo vệ

Yếu tố di truyền

Gen mã hóa các protein của thượng bì

Suy giảm chức năng của protein Filaggrin (FLG)

mui ten

Mất nước xuyên thượng bì (Transepidermal water loss) + các dị nguyên dễ thâm nhập

 

Bình thường, da có một lớp lipid ưa nước mỏng, bảo vệ chống lại dị nguyên + kích thích

mui ten

Rối loạn chức năng rào cản của thượng bì

mui ten

Mất nước, lipid ở lớp thượng bì + các dị nguyên dễ thâm nhập

mui ten

Chàm thể tạng

Cấu trúc của Da

Vỏ sừng hóa – Cornified envelop (CE) : nhiều loại Protein

  • filaggrin, loricrin, trichohyalin, small proline-rich proteins, involucrin và các sợi keratin
  • Liên kết chéo nhau

Stratum Corneum -> thành phần lipid của lớp sừng:

  • Ceramides (45–50%)
  • Cholesterol (25%)
  • Acid béo tự do (10–15%)
  • Các loại lipids khác  = cholesterol sulfate

Các gen liên quan đến đáp ứng miễn dịch

Chromosome 11q22.2–22.3 -> IL-18

Chromosome 1q31–32 -> IL-10 gene , anti-inflammatory responses

(CARD11, EGR2, LPRC32) -> IL2R, CCR4, Th2/Th17

Các yếu tố nguy

Yếu tố môi trường

  • Dị nguyên từ thức ăn (Trứng, sữa, đậu nành)

* Liên quan mạnh với chàm ở trẻ em

* Liên quan với độ nặng của bệnh

  • Dị nguyên qua đường  không khí  (thú cưng, mạt nhà, phấn hoa)

* Bộc phát bệnh ở người lớn

Vai trò của thức ăn

Vai trò của thức ăn

Các loại thức ăn dễ gây dị ứng

TRẺ EM NGƯỜI LỚN
Sữa bò

Trứng

Đậu phộng

Đậu nành

Lúa mì

Đậu phộng

Sò, hải sản

Vai trò của Dị nguyên không khí

vai tro cua di nguyen khong khi

Các yếu tố nguy

Các yếu tố khác

Độ ẩm và thời tiết

Các chất kích thích da: xà phòng, chất tẩy

Nhiễm trùng: S. aureus, M. furfur, HSV

Stress

mui ten

Bệnh dai dẳng

3. PHÂN LOẠI

  • Chàm cấp tính
  • Chàm mãn tính

Chàm cấp tính

  • Mảng hồng ban ngứa dữ dội kèm mụn nước, vết chợt xướt tiết dịch
  • Mô học: xốp bào (phù trong tế bào lớp thượng bì), ly gai và tăng sinh thượng bì

Chàm cấp tínhDiễn tiến

  •  Xuất hiện sẩn hồng ban trong 24h
  •  Nổi mụn nước trong 48h – ngứa dữ dội
  •  Rỉ dịch xuất hiện rất nhanh

Chàm mạn tính

  • Mảng da dày có hiện tượng lichen hóa
  • Mô học: tăng sinh thượng bì

Chàm mạn tính

  • Dấu hiệu ít nghiêm trọng, trừ ngứa

cham man tinh 4. ĐIỀU TRỊ

SƠ ĐỒ XỬ LÝ CHÀM THỂ TẠNG

so do xu ly cham the tang

HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ

(1)XÁC ĐỊNH CHẨN ĐOÁN

Tiêu chuẩn của Hanifin Rajka (1980)

3 tiêu chuẩn chính +  ≥ 3 tiêu chuẩn phụ

4 tiêu chuẩn chính

  • Ngứa
  • Viêm da mạn tính + tái phát
  • Hình thái + vị trí thương tổn điển hình

– Trẻ em: Chàm khu trú ở mặt, vùng duỗi.

– Trẻ lớn/ người lớn: Dày da, Lichen vùng nếp gấp

  • Tiền sử cá nhân/ gia đình có bệnh cơ địa dị ứng hen, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa.

Các tiêu chuẩn phụ

1. Khô da 8. IgE tăng 14. Giác mạc hình chóp (Keratoconus)
2. Viêm môi 9. Phản ứng da tức thì type 1 (+) 15. Các thương tổn khác giống dày sừng nang lông
3. Viêm kết mạc mắt và kích thích ở mắt tái phát 10. Dễ bị nhiễm trùng da và hay tái phát. 16. Tuổi phát bệnh sớm
4. Đục thủy tinh thể 11. Ngứa khi ra mồ hôi 17. Chàm núm vú
5. Mặt: Đỏ, tái. 12. Vẩy phấn trắng (Pityriasis alba). 18. Nếp dưới mắt Dennie- Morgan
6. Bất dung nạp thức ăn 13. Chứng vẽ nổi (Dermographism) 19. Quầng thâm quanh mắt
7. Chàm ở bàn tay

(2) THAM VẤN, GIÁO DỤC SỨC KHỎE

  • Cho bệnh nhân + thân nhân
  • Hiểu rõ về bệnh + khả năng đáp ứng với điều trị
  • Thời gian điều trị
  • Khả năng tái phát
  • Tránh cào gãi
  • Nhận biết + loại trừ tác nhân gây bộc phát bệnh
  • Chất kích thích: xà phòng có độ kiềm cao
  • Chất gây dị ứng (thức ăn/ không khí)
  • Vi khuẩn/ Nấm

Staphylococcus aureus

Malassezia furfur

(3) DƯỠNG DA, GIỮ ẨM

  • Tắm

Ngâm/ tắm nước ấm 15 phút/ ngày.

Tránh chất tẩy rửa.

Dùng xà phòng tắm có pH trung tính, không chất tạo mùi

  • Thoa chất giữ ẩm:

 

Dùng chất giữ ẩm đều đặn, liên tục

Ngay khi tắm xong, thoa nhiều lần/ ngày mỗi 4 giờ

Khối lượng: người lớn 600g/tuần, trẻ em 250g/ tuần.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA DA CHÀM THỂ TẠNG & DA THƯỜNG

su khac biet giua da cham the tang va da thuong

(4) BÔI CORTICOSTEROIDS

  • thuốc lựa chọn đầu tiên (Desonide dạng vi thể)
  • chọn loại mạnh yếu khác nhau tùy tuổi, vị trí, tính chất thương tổn, đáp ứng …
  • Tấn công: loại mạnh, 2 – 4 tuần để giảm triệu chứng nhanh à chuyển sang loại yếu hơn
  • Duy trì: loại yếu, 2 lần/tuần x 2 – 16 tuần

(5) BÔI ỨC CHẾ CALCINEURIN

  • Chọn lựa thứ 2.
  • Không dùng khi < 2 tuổi.
  • 2 lần / ngày x  ≤ 3 tuần à 1 lần / ngày.
  • Tác dụng phụ: đỏ da, nóng, ngứa, viêm nang lông, nhiễm siêu vi, nhạy cảm với nóng và lạnh

THUỐC ỨC CHẾ CALCINEURIN TẠI CHỖ

1.Pimecrolimus cream 1%  (≥ 2 yr) (Elidel) -> Nhẹ đến trung bình

thuoc uc che calcineurin tai cho

2. Tacrolimus ointment  0.1% (adult) 0.03% (≥ 2 yr) (Protopic) -> Trung bình đến nặng

thuoc uc che calcineurin tai cho 1

(6) KHÁNG HISTAMINE

  • Điều trị hỗ trợ
  • Giảm ngứa, cải thiện giấc ngủ + chất lượng cuộc sống
  • Nên dùng nhóm có tác dụng an thần

(7) TRÁNH CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY

  • Thói quen cào gãi
  • Stress
  • Các chất tiếp xúc kích thích
  • Các dị nguyên thức ăn
  • Các dị nguyên không khí

(8) TÂM LÝ LIỆU PHÁP

  • Cải thiện mối quan hệ trong gia đình + xã hội
  • Giảm cào gãi theo thói quen
  • Kết hợp với BS tâm thần (±)

(9) BÔI CÁC DUNG DỊCH SÁT KHUẨN

  • Thương tổn giai đoạn cấp, chảy dịch nhiều.
  • Kết hợp với tắm/ đắp thuốc tím 1/10.000

5. ĐIỀU TRỊ TẠI CHỖ CHÀM THỂ TẠNG Ở TRẺ EM

NGUYÊN TẮC

nguyen tac dieu tri tai cho cham the tang

ĐIỀU TRỊ TẠI CHỖ

Phụ thuộc mức độ + sự đa dạng của tổn thương

mui ten

  • ĐIỀU TRỊ TẠI CHỖ:

+ Chống viêm

+ Tránh bội nhiễm

+ Khôi phục hàng rào bảo vệ của da

  • ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG HÀNG NGÀY: Dùng kem dưỡng ẩm là cần thiết cho việc phục hồi hàng rào bảo vệ da

Sự khác biệt giữa Da trẻ em và người lớn

  • Mỏng hơn: 40-60%
  • Ít lông hơn
  • Liên kết bì-thượng bì lỏng lẽo hơn
  • Tỉ lệ Diện tích da-Trọng lượng cơ thể lớn hơn (khoảng 3-5 lần)

Do đó da trẻ em

  • Dễ bị tổn thương hơn
  • Dễ nhiễm trùng hơn
  • Tăng tính hấp thu, dễ bị nhiễm độc
  • Tăng mất nước qua thượng bì (transepidermal water loss  (TEWL).

Corticosteroid tại chỗ

  • Giảm viêm và giảm ngứa
  • Tác dụng ngoại ý: teo da, giãn mạch, rạn da, giảm sắc tố, nhiễm trùng
  • Corticosteroid nồng độ cao có thể có tác dụng toàn thân

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu toàn thân của TCS

Bệnh nhân

•Tuổi

•Đáp ứng thuốc của từng cá thể

•Tình trạngviêm của da

Thuốc

•Nồng độ thuốc

•Độ mạnh của thuốc

•Diện tích thoa thuốc

•Thời gian

•Vị trí/ độ dày của da

•Dạng thuốc

•Băng kín hay không

Các dạng thuốc thoa

cac dang thuoc thoa

Các nhóm thuốc TCS

cac nhom thuoc TCS

  • Nhóm 1, và nhóm 2: Khuyến cáo

–  không nên dùng cho trẻ <12 tuổi

–  không thoa vùng mặt và kẽ

–  không băng kín

–  chỉ dùng cho vùng da dày, lichen hoá

 Nhóm 5 •Betamethasone dipropionate lotion 0.05% (Diprosone)

•Betamethasone valerate cream 0.1% (Betatrex, Valisone)

•Clocortolone cream 0.1% (Cloderm)

•Fluocinolone acetonide cream 0.025% (Fluonid, Synalar)

•Fluticasone propionate cream 0.05% (Cutivate)

•Hydrocortisone butyrate cream 0.1% (Locoid)

•Triamcinolone acetonide cream 0.1% (Kenalog)

•Celestoderm

Nhóm 6 •Betamethasone valerate lotion 0.1% (Valisone)

•Desonide cream 0.05% (DesOwen, Tridesilon)

•Fluocinolone acetonide cream, solution 0.01% (Synalar)

•Triamcinolone acetonide cream 0.1% (Aristocort)

Nhóm 7

(Nhẹ nhất)

•Dexamethasone cream 0.1% (Decadron phosphate)

•Hydrocortisone 0.5%, 1%, 2.5% (generic, Hytone, others)

•Methylprednisolone 1% (Medrol)

•Eumovate

Nhóm 5 đến nhóm 7

  • Có thể dùng cho trẻ em > 3 tháng
  • Tránh thoa quá lâu
  • Lưu ý sự lệ thuộc Corticoids

Liều thoa tại chỗ

  • Finger tip unit (FTU)
  • 1 FTU Bàn tay và bẹn
  • 2 FTUs mặt và bàn chân
  • 3 FTUs cánh tay
  • 6 FTUs cẳng chân
  • 14 FTUs thân

Điều trị hỗ trợ

ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG HÀNG NGÀY: Liệu pháp dưỡng ẩm trong chàm thể tạng : Tắm – Rửa – Thoa kem dưỡng ẩm, giúp:

  • Phục hồi chức năng bảo vệ tự nhiên của thượng bì
  • Hạn chế mất nước và điều trị khô da:

– chất làm mềm da (các chất béo cần thiết, Ceramids….)

– làm da bớt khô (glycerin, urea,.…)

dieu tri ho trodieu tri ho tro

TIẾN TRIỂN CỦA CÁC LOẠI DƯỠNG ẨM

tien trien cua cac loai duong am

Điều trị hỗ trợ

  • Thoa kem dưỡng ẩm trên da

           Mục đích: giữ nước lại trong lớp sừng à duy trì hàng rào bảo vệ da:

+ Cung cấp các acid béo (như linoleic acid), ceramides, cholesterol

+ Gia tăng các yếu tố làm ẩm da tự nhiên (NMF), glycerin

+ Gia tăng khả năng hấp thu của thượng bì các thành phần từ hệ tuần hoàn, như glycerol và nước qua các kênh aquaporin

 

CÁC LOẠI CHẤT DƯỠNG ẨM

A. Chất bít kín (occlusives): phủ trên lớp sừng làm cản trở sự mất nước qua thượng bì

–  Thường là các chất dầu

–  petrolatum + dầu khoáng

–  Làm mềm da

–  Thường phối hợp với các thành phần hợp chất làm ẩm

cac loai chat duong amB. Chất làm ẩm (humectant): là các chất hút nước

-Thoa tại chỗ có thể hút nước trong một vùng rộng từ lớp bì đến lớp thượng bì

-Nước được áp lên da mà không có chất làm ẩm  sẽ mất đi nhanh chóng

-Cho phép da có cảm giác trơn láng do làm đầy các “hốc” trong lớp sừng

-Thường dùng phối hợp với các chất bít kín

-Chât làm ẩm thường dùng: glycerin, urea, propylene glycol, sorbitol, hyaluronic, vitamins, honey

-Điều quan trọng nhất: chọn chất làm ẩm dễ được bệnh nhân chấp nhận

chat lam amC. Các khuôn ái nước (hydrophilic matrices): là các chất có trọng lượng phân tử lớn tạo thành hàng rào bảo vệ sự bốc hơi nước ở da.

  • Hyaluronic acid: thành phần bình thường của các glycosaminoglycans ở da, là chất nền ái nước sinh lý
  • Colloidal oatment: chất nền ái nước tổng hợp

Điều trị hỗ trợ

Các biện pháp kết hợp khác

Vệ sinh bằng các sản phẩm không chứa xà phòng

  • Dầu tắm/ sản phẩm làm mềm da
  • Để da khô mà không lau khô mạnh
  • Tránh nước hoa

6. KẾT LUẬN

  • Chàm thể tạng là bệnh diễn biến mạn tính, do nhiều nguyên nhân phối hợp gây ra.
  • Điều trị phải tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh.
  • Lưu ý tránh các yếu tố làm bệnh bộc phát.
  • Dưỡng ẩm da là liệu pháp quan trọng trong điều trị + dự phòng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button
shares