Sẹo Mụn – Một trong những nỗi lo sợ to lớn với rất nhiều người do ảnh hưởng đến thẩm mĩ. Cùng sự phát triển của công nghệ hiện đại, ngày càng nhiều phương pháp điều trị sẹo mụn hiệu quả và an toàn xuất hiện. Bài viết dưới đây chúng tôi cung cấp một …
Sẹo Mụn – Một trong những nỗi lo sợ to lớn với rất nhiều người do ảnh hưởng đến thẩm mĩ. Cùng sự phát triển của công nghệ hiện đại, ngày càng nhiều phương pháp điều trị sẹo mụn hiệu quả và an toàn xuất hiện. Bài viết dưới đây chúng tôi cung cấp một số thông tin sơ lược về sẹo mụn và một số phương pháp điều trị hiện nay.
Sẹo Mụn Thương Xảy Ra Với Những Ai?
Sẹo mụn hình thành khi hết mụn và nguy cơ tăng cao nếu rơi vào một trong những trường hợp sau:
-
- Có mụn trứng cá viêm (sưng, đỏ và đau), chẳng hạn như mụn trứng cá dạng nang và mụn bọc. Loại mụn này có xu hướng xâm nhập sâu vào da, gây hại cho da.
- Trì hoãn hoặc không điều trị mụn viêm. Một người bị mụn viêm càng lâu thì nguy cơ để lại sẹo càng lớn. Sờ, bóp hay nặn mụn càng làm tăng viêm, làm tăng nguy cơ để lại sẹo.
- Di truyền: Gen đóng vai trò lớn
Tại Sao Chúng Ta Lại Bị Sẹo Mụn?
Khi mụn trứng cá xâm nhập sâu vào da, chúng làm hỏng da và mô bên dưới nó. Khi mụn trứng cá biến mất, cơ thể chúng ta cố gắng làm lành những tổn thương này.Trong quá trình làm lành đó, cơ thể sản xuất collagen – một chất mang lại sự hỗ trợ cho da. Nếu cơ thể sản xuất quá ít hoặc quá nhiều collagen, bạn sẽ thấy một vết sẹo.
Sẹo Mụn Bao Gồm :
1.Ice Pick Scar (sẹo hình phễu)
Ice Pick Scar là loại sẹo phổ biến, dạng lỗ sâu và hẹp. Sẹo thường có đường kính không quá 2mm và sâu hơn 0.5mm. Nếu sẹo dạng này nông hơn thì thường bị tưởng nhầm là lỗ chân lông to.
2. Boxcar scar(Sẹo hình thùng)
Boxcar Scar là sẹo dạng hố lõm, có chân vuông, đáy khá bằng và nông. Sẹo thường có góc cạnh thẳng đứng, đường kính từ 2 đến 4mm và sâu khoảng 1.5mm, thường gặp hai bên má và thái dương.
3. Rolling scar (Sẹo hình lòng chảo)
Rolling Scar là loại sẹo miệng rộng, lõm xuống dạng hố tròn và tương đối sâu. So với Ice Pick scar và Boxcar scar, Rolling scar thường rộng và nông hơn một chút. Nhìn tổng thể, sẹo thường làm cho làn da trông giống như có những vết lượn sóng
4. Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả :
Kim lăn vi điểm được xem là phương pháp điều trị ít xâm lấn, đơn giản, an toàn, hiệu quả trong điều trị sẹo mụn
4.1 Cơ chế
Khi kim lăn tạo các vết thương “giả”, cơ thể sẽ hoạt hóa cơ chế lành thương
-
- Cần ít nhất 4-6 lần điều trị, cách nhau mỗi 4 tuần.
- Hiệu quả trên dạng rolling và boxcar nông, ít hiệu quả trên sẹo dạng icepick và boxcar sâu.
- Có thể kết hợp lột da bằng hóa chất, huyết tương giàu tiểu cầu, tách đáy sẹo, liệu pháp lạnh và kĩ thuật CROSS (Chemical Reconstruction Of Skin Scars).
4.2 Chống chỉ định
-
- Mụn viêm nhiều.
- Nhiễm trùng, nhiễm nấm, herpes môi hay mụn cóc tại vùng da cần điều trị.
- Các bệnh lý collagen, da mạn tính mức độ trung bình hoặc nặng như: chàm, vảy nến….
- Bệnh lý rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông.
- Cơ địa sẹo lồi.
- BN đang xạ hoặc hóa trị.
- Có thai.
4.3. Cách tiến hành:gồm 5 bước
4.3.1 Khám và tư vấn về phương pháp điều trị
-
- Tẩy trang, rửa mặt sạch, ủ tê 45 – 60 phút
- Tiến hành thủ thuật lăn kim
-
- Chọn lựa kim lăn: dựa vào độ dày của lớp thượng bì và lớp bì (độ sâu kim >1mm là qua lớp bì)
Một số chỉ định thường gặp
Chì định/ Độ sâu kim | 0,25
mm |
0,50
mm |
0,75
mm |
1,00
mm |
1,50
mm |
2,00
mm |
2,50
Mm |
Lỗ chân lông to | X | X | X | ||||
Sẹo nhẹ | X | X | X | ||||
Sẹo nặng | X | X | X | ||||
Rạn da | X | X | X | X | |||
Da sần vỏ cam | X | X | X |
-
- Bôi thuốc điều trị tùy chỉ định.
- Cách chăm sóc da sau khi điều trị
-
- Đỏ da và phù nề có thể kéo dài khoảng 3-5 ngày. Nếu đau nhiều có thể chườm đá.
- Kem chống nắng được khuyên dùng ít nhất 12 giờ sau điều trị.
- Khoảng cách giữa các lần điều trị cách nhau 2-8 tuần, tùy thuộc vào chỉ định và độ sâu kim sử dụng. Kim càng sâu thì khoảng cách càng dài (vd: kim 1,5 mm, lặp lại sau ít nhất 3 tuần).
4.3.2 Tác dụng phụ
-
- Thường gặp đỏ đa và kích ứng trong vài giờ đầu.
- Có thể gặp các dấu vết hình mạng lưới thường sau 2 lần điều trị trên vùng da mặt sát xương, gồ cao, hạn chế bằng cách giảm lực khi lăn kim và dùng kim nhỏ.
- Ít gặp: tăng sắc tố sau viêm, mụn nặng thêm, tái hoạt herpes, tăng nhạy cảm hệ thống, phản ứng u hạt dị ứng, nhiễm trùng tại chỗ, viêm da tiếp xúc kích ứng.
Kết luận
Kim lăn vi điểm là một trong những phương pháp tái tạo bề mặt da hiệu quả và an toàn nhờ ít nguy cơ tạo sẹo và tăng sắc tố sau viêm. Thường được thực hiện nhiều lần đến khi đạt kết quả tối ưu. Ngoài ra, khi kết hợp với những công nghệ như sóng RF, đèn LED, …, kim lăn vi điểm có thêm nhiều chỉ định mà không thêm nguy cơ tác dụng phụ. Nói chung, đây là một phương pháp dễ thực hiện, không cần đầu tư tốn kém, mang lại hiệu quả cao giúp giả quyết Sẹo Mụn.