Thế Nào Là Giãn Mạch? Giãn mạch là sự thay đổi mật độ mạch máu hoặc thay đổi về kích thước mạch máu ở 1 vùng da và có sự tăng sinh của nội mạc mạch máu. Giãn mạch máu ở da rất đa dạng. Tổn thương có thể nằm rất nông như những tổn …
Thế Nào Là Giãn Mạch?
Giãn mạch là sự thay đổi mật độ mạch máu hoặc thay đổi về kích thước mạch máu ở 1 vùng da và có sự tăng sinh của nội mạc mạch máu.
Giãn mạch máu ở da rất đa dạng. Tổn thương có thể nằm rất nông như những tổn thương mạch máu do lão hóa hoặc có thể nằm rất sâu tới lớp bì sâu hay tới mô mỡ dưới da.
Những Ai Thường Bị Giãn Mạch?
Giãn mạch là tình trạng không còn xa lạ bởi số người mắc phải khá nhiều. Thường gặp nhất ở những người lớn tuổi hay người ít vận động – béo phì. Bệnh cũng phổ biến với phụ nữ mang thai và phụ thuộc vào tính chất công việc (phải làm việc đứng nhiều, đi giày cao gót).
Giãn Mạch Và Những Biến Chứng Đi Kèm
Biến chứng của Giãn Mạch là sự hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch chúng có thể gây tắc mạch máu tại chỗ, hoặc di chuyển theo dòng máu và gây tắc mạch chỗ khác, trong đó nguy hiểm nhất là tắc mạch phổi, có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
Các Phân Loại Và Điều Trị
1. Giãn mạch vùng mặt (Facial telangiectases):
- Đây là thương tổn mạch máu hay gặp nhất, xảy ra ở các mạch máu nằm nông trên mặt, có thể tự xuất hiện, hoặc do mụn trứng cá đỏ, hay do ánh sáng.
- Điều trị:
Laser với bước sóng 523nm với mức năng lượng cao, hay Laser xung dài bước sóng trong khoảng 523nm – 980nm với mức năng lượng thấp, hay pulse dye laser (PDL) với bước sóng 585 hoặc 595nm có hiệu quả cao trong điều trị những tổn thương này.
2. Giãn tĩnh mạch chân ( Leg Veins):
- Đây là những tổn thương nằm khá sâu.
- Điều trị:
Những tĩnh mạch có kích thước < 300 micrometer thì được điều trị với Laser có bước sóng 523nm và PDL có bước sóng 585nm.
Những tĩnh mạch có kích thước ≥ 300 micrometer thì được điều trị với Laser Alexandrite với bước sóng 755nm hoặc laser xung dài với bước sóng 1064nm ± laser với bước sóng 595nm.
3. Poikiloderma
- Một tình trạng tổn thương da mạn tính do ánh sánh, làm xuất hiện những mảng tăng sắc tố kèm dãn mạch, thường ở ngực và cổ.
- Điều trị:
Pulse dye laser với bước sóng 523nm, 585nm, 595nm với mức năng lượng cao hay IPL.
4. U mạch hình nhện ( Spider Hemangiomas):
- Thường ở trẻ em, thiếu niên tuổi dậy thì hay phụ nữ mang thai.
Là 1 nốt dãn tĩnh mạch to ở trung tâm, xung quanh là những mao mạch nhỏ nên giống hình con nhện. - Điều trị:
Được điều trị với Pulse dye laser hay Laser có bước sóng 523nm ở mức năng lượng cao.
5. U mạch do lão hóa ( Senile Hemangiomas)
- Điều trị với Pulse dye laser hay Laser có bước sóng 523nm với mức năng lượng cao.
6. Hồ tĩnh mạch ( Venous Lake):
- Đây là những sang thương thường thấy ở môi hay niêm mạc. Tổn thương ở những mạch máu lớn nằm sâu.
- Điều trị :
Pulse dye laser hay Laser Alexandrite có bước sóng 755-nm, hoặc Laser xung dài Nd:YAG có bước sóng 595nm + 1064nm với mức năng lượng cao.
7. Port Wine Stain (PWSs):
- Đây là 1 bớt mạch máu lành tính, được hình thành do dãn mạch và bất thường về hình dạng mạch máu.
Chiếm 0,3% dân số.
Ở trẻ em, sang thương là những dát màu hồng. Sang thương sẽ trở nên sậm màu hơn, tím hơn và 1 số nơi tạo thành nốt khi trẻ lớn lên.
- Điều trị:
Pulse dye laser với bước sóng 595nm là phương pháp lựa chọn hàng đầu.
Một số laser cũng có hiệu quả nhất định như: Laser potassium titanyl phosphate (KTP) với bước sóng 532nm, laser Alexandrite (755 nm), Nd:YAG (1,064 nm), IPL.
Kết Luận
Giãn mạch ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn có thể gây ra những biến chứng khó lường. Điều trị giãn mạch là điều cần thiết để mang lại cuộc sống khỏe mạnh về sau.