Thế Nào Là Tàn Nhang? Tàn nhang là những đốm tròn nhỏ khoảng 0,5 cm có màu nâu nhạt hoặc sậm, vàng hoặc đen xuất hiện trên bề mặt da theo từng đám, thường đậm màu hơn các vùng da xung quanh. Tàn nhang sẽ đậm màu hơn khi tiếp xúc trực tiếp ánh nắng …
Thế Nào Là Tàn Nhang?
Tàn nhang là những đốm tròn nhỏ khoảng 0,5 cm có màu nâu nhạt hoặc sậm, vàng hoặc đen xuất hiện trên bề mặt da theo từng đám, thường đậm màu hơn các vùng da xung quanh.
Tàn nhang sẽ đậm màu hơn khi tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời, nhạt màu hơn vào những tháng mùa Đông lạnh.
Ai Là Những Người Dễ Bị Tàn Nhang ?
Tàn nhang phổ biến ở những người có mái tóc đỏ và làn da trắng (người châu Âu – Á dễ bị hơn người Châu Phi). Tàn nhang thậm chí có thể xuất hiện ở những trẻ nhỏ từ 1 – 2 tuổi và sẽ giảm dần theo tuổi.
Do Đâu Mà Chúng Ta Bị Tàn Nhang?
Tàn nhang là do sự gia tăng số lượng sắc tố tối màu gọi là melanin và tăng tổng số tế bào sản xuất sắc tố gọi là melanocytes.
Nguyên nhân chính gây tàn nhang là yếu tố di truyền và tác động từ ánh nắng mặt trời. Ánh nắng mặt trời và đèn chiếu sáng huỳnh quang đều phát ra tia cực tím (UV), khi được da hấp thụ sẽ kích thích tạo nhiều melanocytes, tăng cường sản xuất sắc tố melanin làm hình thành các đốm.
Điều Gì Khiến Bạn Dễ Bị Tàn Nhang Hơn ?
Như chúng ta đã biết tàn nhang xuất hiện do Di truyền và ánh nắng mặt trời. Da tiếp xúc thường xuyên dưới ánh nắng mặt trời làm tăng nguy cơ bị tàn nhang. Tàn nhang có thể xuất hiện trên mặt, mu bàn tay, cánh tay và lưng – bất cứ vùng da nào thường xuyên bị phơi nắng.
Bên cạnh đó những yếu tô nguy cơ làm tăng khả năng xuất hiện tàn nhang :
- Tóc đỏ hoặc vàng
- Da sáng
- Da rám nắng
- Điều trị nội tiết tố, chẳng hạn như uống thuốc tránh thai.
Việc tìm ra và xác định những nguyên nhân này có ý nghĩa lớn trong việc giúp bạn biết cách điều trị tàn nhang và ngăn ngừa những nốt nhỏ xấu xí này quay trở lại.
Làm Thế Nào Để Điều Trị Tàn Nhang?
Laser Q-switched là phương pháp hiệu quả nhất trong điều trị đốm nâu và tàn nhang, nhất là ở những bệnh nhân có type da sáng. Kết quả loại bỏ hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn có thể đạt được thậm chí sau 1 lần điều trị.
Bất lợi chính của laser Q-switched là gây đỏ và sưng kéo dài 1-2 ngày, và có thể đóng mài kéo dài khoảng 1 tuần. Tăng sắc tố sau viêm xảy ra ở những người type da sậm.
Những loại laser Q-switched thích hợp trong là Nd:YAG (532 nm), alexandrite (755 nm) và ruby (694 nm). Laser Q-switched Nd:YAG (532 nm) có xu hướng gây chấm xuất huyết nhiều hơn 2 loại laser kia.
Để giảm biến chứng liên quan với laser Q-switched, các bác sĩ có thể sử dụng IPL. Phương pháp này hiệu quả, nhất là ở những bệnh nhân muốn cải thiện cùng lúc những tình trạng khác như lỗ chân lông to, giãn mạch vùng mặt.
Ngoài laser Q-switched, những laser xung dài (như laser Nd:YAG 532 nm, laser pulsed-dye 595 nm, laser ruby và laser alexandrite) cũng có thể được dùng để điều trị đốm nâu và tàn nhang, và đặc biệt hiệu quả ở những người da màu. Những laser này ít cần thời gian nghỉ dưỡng hơn nhưng phải điều trị vài lần để cho kết quả tối ưu.
Kết Luận
Việc kết hợp các phương pháp laser hiện đại và thay đổi những thói quen là rất cần thiết để có được một làn da mịn màng, không còn xuất hiện những đốm tàn nhang gây mất thẩm mỹ.